Hưng Vượng Phát – Uy Tín, Chất lượng sản phẩm dịch vụ lên hàng đầu

Uy tín tạo nên thương hiệu

Uy Tín Tạo Nên Thương Hiệu

Cam kết giá luôn tốt nhất

Cam Kết Giá Luôn Tốt Nhất

Chăm sóc khách hàng

Chăm Sóc Khách Hàng Chu Đáo

Hỗ trợ 24/7

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Cửa cuốn kéo tay: Cấu tạo, ưu điểm và hạn chế

Cấu tạo cửa cuốn kéo tay

Cửa cuốn kéo tay sử dụng sức người để đóng và mở cửa, cấu tạo cửa cuốn kéo tay đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, giá thành rẻ nên vẫn được nhiều người sử dụng. Bạn dễ dàng bắt gặp nó phổ biến nhất tại các ki-ốt chợ, các cửa hàng hay nhà dân. 

Thông tin về cửa cuốn kéo tay cho những ai chưa biết

Cửa cuốn kéo tay là phiên bản cao cấp hơn của tấm mành cuốn che nắng hắt vào cửa ngày xưa, chúng đều là một tấm phẳng, liền dùng để che kín lối đi. Cách vận hành tương tự nhau, khi mở thì thả tấm che xuống, khi đóng thì cuộn lại cố định ở trên, tuy nhiên chúng có sự khác biệt như sau:

Tấm che nắng bằng tre nứa
Tấm che nắng bằng tre nứa
  • Tấm che nắng được làm bằng tre nứa còn cửa cuốn kéo tay sử dụng kim loại như nhôm, sắt, thép…
  • Mành tre được cuộn tròn dần từ phía dưới lên trên và cố định lại còn cửa cuốn kéo tay được thiết kế để cánh cửa được kéo lên trên và cuộn lại từ phía trên. 

Hiện nay, do sự xuất hiện của các loại cửa cuốn tự động, cửa cuốn motor không còn được sử dụng nhiều như trước. Cấu tạo cửa cuốn kéo tay đơn giản, dễ lắp đặt, dễ sử dụng, chi phí rẻ hơn cửa cuốn tự động nên chúng chưa bị thay thế bởi cửa tự động, nhưng chúng ta dễ dàng bắt gặp nó được lắp đặt tại các ki-ốt bán hàng ở chợ, các cửa hàng diện tích nhỏ, một số nhà dân.

Có nhiều cách phân loại cửa cuốn kéo tay, tùy theo mục đích sử dụng để lựa chọn loại cửa phù hợp, theo đó:

Cửa cuốn kéo tay bằng nhôm
Cửa cuốn kéo tay bằng nhôm
  • Theo chất liệu gồm có: Cửa cuốn tôn màu, cửa cuốn inox…
  • Theo thiết kế gồm có: Cửa cuốn song ngang, cửa cuốn lưới mắc võng, cửa cuốn tấm liền…

Trong những loại cửa cuốn motor kéo tay này, cửa cuốn tấm liền được sử dụng nhiều nhất, nó che hết tầm nhìn, kết cấu chắc chắn nên có tính bảo mật và an toàn cao hơn.

>> Xem thêm: Giá cửa cuốn tự động là bao nhiêu?

Cấu tạo cửa cuốn kéo tay 

Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng cấu tạo cửa cuốn motor gồm một số bộ phận cơ bản như sau:

Cấu tạo motor cửa cuốn
Cấu tạo motor cửa cuốn

Trục lô cửa cuốn

  • Là thanh kim loại dạng trụ tròn, gắn cố định phía trên, song song với mép trên khung cửa, nó có thể quay tròn, hai đầu liên kết với 2 trục quay. Lô cửa cuốn là bộ phận để cánh cửa cuốn tròn xung quanh và cố định tại đó khi cửa được mở. 
  • Bộ phận này liên kết trực tiếp với dây xích kéo giúp việc đóng mở cửa cuốn bằng tay đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Lô cửa cuốn có thể để lộ ra ngoài hoặc có khung hộp chắn xung quanh hỗ trợ nâng đỡ cánh cửa tốt hơn.
  • Lò xo trợ lực được cuốn xung quanh trục lô cửa cuốn. Khi đóng cửa, lò xo sẽ dãn ra, khi mở cửa, theo quán tính lò xo sẽ tự động thu trở lại hình dạng ban đầu, nhờ đó người dùng không phải sử dụng quá nhiều lực đẩy để mở cửa cuốn kéo tay.

Ray cửa cuốn

Ray cửa cuốn U96F
Ray cửa cuốn U96F
  • Ray cửa cuốn là phần rãnh chạy lắp đặt cố định dọc 2 bên khung cửa, liên kết với thân cửa. Khi cửa hoạt động, thân cửa sẽ chạy theo định hướng cửa ray này thành một đường thẳng, không lệch ra bên ngoài. 

Thân cửa cuốn

  • Thân cửa cuốn làm bằng kim loại, là tấm chắn cửa (cánh cửa), độ rộng vừa đủ ngăn cách kín lối đi khi đóng cửa cuốn. Thân cửa cuốn được thiết kế nhiều kiểu khác nhau như tấm liền, dạng lưới hay thanh ngang. 

Phụ kiện khác

  • Ngoài 3 bộ phận chính trên, cửa cuốn motor được trang bị thêm một số phụ kiện như giá đỡ (là phần khung trợ lực nâng đỡ cánh cửa, bao xung quanh lô cửa), khóa cửa (là khóa bằng tay, sử dụng chìa khóa, thường bố trí mép dưới thân cửa), tay nắm cửa, khóa thông minh chống trộm…

Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng cửa cuốn kéo tay

1 – Ưu điểm

Cửa cuốn motor có cấu tạo đơn giản
Cửa cuốn motor có cấu tạo đơn giản
  • Cửa cuốn kéo tay có cấu tạo đơn giản, nó không bao gồm bộ nguồn điện, động cơ điện hay các thiết bị điện tử khác giống như cửa cuốn tự động nên dễ vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa. Các bộ phận cửa cuốn kéo tay cũng vì vậy mà có giá thành rẻ hơn, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
  • Vì không sử dụng điện nên bạn không cần lo lắng xảy ra sự cố điện như chập điện, mất điện, rò rỉ điện… như khi sử dụng cửa cuốn kéo tay, bạn cũng chủ động hơn trong việc điều khiển đóng mở cửa, không phụ thuộc vào điều khiển hay nguồn cấp điện. Đồng thời, không tốn chi phí bảo trì định kỳ các thiết bị như điều khiển từ xa, bộ lưu điện, động cơ điện…
  • Cửa cuốn kéo tay phù hợp hơn với những không gian diện tích nhỏ như nhà ống, ki-ốt bán hàng… bạn có thể lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng. Trong khi đó, cửa cuốn tự động lắp đặt phức tạp hơn, thường được sử dụng ở những nơi mặt tiền rộng. 
  • Trường hợp cửa cuốn kéo tay bị hỏng lỗi cơ bản, bạn có thể dễ dàng sửa chữa mà không cần liên hệ thợ sửa chuyên nghiệp, chi phí sửa chữa, thay thế đối với cửa này cũng thấp hơn so với cửa cuốn tự động. Ngược lại, cấu tạo motor cửa cuốn lắp đặt cho cửa cuốn tự động khá phức tạp, nếu hỏng bạn phải gọi thợ sửa và chi phí thay thế không rẻ. 
  • Mặt khác, cửa cuốn tự động có độ bền sử dụng lâu dài, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh bề mặt cửa, ray cửa để đảm bảo cửa vận hành trơn tru, không bị mắc kẹt. Chất liệu kim loại sử dụng luôn có độ bền cao, bên ngoài sơn tĩnh điện bảo vệ tránh trầy xước, han gỉ.

2 – Hạn chế

Cửa cuốn motor khá thô sơ, không sang trọng
Cửa cuốn motor khá thô sơ, không sang trọng
  • Hạn chế của cửa cuốn kéo tay dễ dàng nhận thấy nhất là về thiết kế, nó khá thô sơ, không được tinh tế, sang trọng như cửa cuốn tự động. Đây là lý do nó có giá thành rẻ, lắp đặt tại ki-ốt ở chợ thay vì các cửa hàng mặt tiền trên phố lớn.
  • Vì khi mở cửa phải kéo tay nên sẽ khó khăn cho những ai có chiều cao khiêm tốn, không với tới tay kéo cửa. Cùng với đó, cửa đóng mở tạo ra âm thanh khá ồn ào. 
  • Khóa cửa sử dụng là loại thô sơ, không kết hợp được với khóa từ, khóa số như cửa cuốn tự động nên dễ bị phá khóa, tính an toàn thấp hơn so với sử dụng cửa cuốn tự động. Thường khi sử dụng cửa cuốn bằng tay sẽ kết hợp thêm một lớp cửa xếp nữa để tăng độ an toàn.

>> Xem thêm: Tại sao cửa cuốn tự động chạy lên?

Các bước lắp đặt cửa cuốn kéo tay

Các bước lắp đặt cửa cuốn motor chuyên nghiệp
Các bước lắp đặt cửa cuốn motor chuyên nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị cửa cuốn và dụng cụ lắp đặt

  • Trước khi lắp đặt phải chuẩn bị đầy đủ các bộ phận cửa cuốn tay kéo như lô cuốn, trục quay, lò xo trợ lực, ray cửa, cánh cửa… và các dụng cụ như khoan máy, thang, máy cắt… sẵn sàng để đảm bảo công việc diễn ra liền mạch, nhanh chóng.
  • Lưu ý: Chuẩn bị ray cửa có chiều dài lớn hơn chiều dài khung cửa 20cm (không tính phần chôn xuống nền). Ray cửa phải được cắt, xẻ rãnh và bắt tai hãm đúng theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Bước 2: Lắp ray và giá đỡ cửa cuốn kéo tay

Lắp đặt giá đỡ cửa cuốn
Lắp đặt giá đỡ cửa cuốn
  • Lắp ray cửa: Thực hiện lắp dọc theo hai bên khung cửa, bắt vít cố định chắc chắn, khoảng cách giữa các vít gia cố khoảng 50 – 60cm. Sau khi lắp hãy lắc mạnh để kiểm tra xem có bị rung, bị trật ốc vít hay không, đồng thời kiểm tra 2 ray có đối xứng với nhau chưa để điều chỉnh phù hợp.
  • Lắp giá đỡ: Phải bắt ốc vít giá đỡ vào vị trí chắc chắn, vị trí tường bê tông hay các viên gạch đặc, tuyệt đối không bắt ốc vít vào vị trí gạch lỗ, gia cố tường lỏng lẻo, dễ sụt lún, đổ vỡ. Lắp đặt mặt trên giá đỡ cách trần nhà tối thiểu 25cm, cách ráy ray 1cm. mặt trên 2 giá đỡ phải cao bằng nhau.

Bước 3: Lắp cửa

  • Quy trình lắp cửa thực hiện lần lượt như sau: Lắp bộ dây rút chốt li hợp trên động cơ > Lắp bộ gối đỡ > Nâng cửa lên và đặt trục cửa lên 2 giá đỡ > Căn chỉnh và căng lò xo > Chỉnh cam.

Bước 4: Nghiệm thu

Cửa cuốn sau khi lắp đặt xong cần được kiểm tra kỹ lưỡng
Cửa cuốn sau khi lắp đặt xong cần được kiểm tra kỹ lưỡng
  • Kiểm tra lại toàn bộ các vị trí lắp đặt, đảm bảo chắc chắn, không bị lỏng, không rung lắc khi kéo cánh cửa, việc nâng hạ cánh cửa thực hiện dễ dàng. 

Báo giá tham khảo cửa cuốn kéo tay

Giá cửa cuốn kéo tay được tính theo m2, thông thường giá dao động từ 400.000đ – 700.000đ/m2 cửa. Như vậy, với mặt tiền 4 – 5m bạn cần chi trả mức phí từ 4 – 8 triệu đồng/ cửa, chưa bao gồm phí vận chuyển và công lắp đặt. Trong khi đó cửa cuốn tự động có giá từ 1 – 2 triệu đồng/ m2, cần bỏ ra trên 10 triệu đồng/cửa, mức giá lắp đặt cửa cuốn kéo tay rẻ hơn nhiều. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cấu tạo cửa cuốn kéo tay, ưu điểm và hạn chế khi sử dụng cửa cuốn kéo tay so với cửa cuốn tự động. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được loại cửa cuốn phù hợp nhất cho mình.

Đăng ký nhận báo giá