Bản vẽ thiết kế là công cụ vô cùng quan trọng để mọi người hình dung và tạo ra bất kỳ công trình xây dựng nào như nhà ở, biệt thự, nhà hát… Trong đó, nếu công trình có lắp đặt cửa lùa, người kỹ sư thiết kế phải ký hiệu cửa lùa trong bản vẽ của mình.
Danh mục
Ký hiệu quy ước cửa lùa là gì? Được sử dụng ở đâu?
Ký hiệu cửa lùa là hình vẽ, ký hiệu quy ước thể hiện cửa lùa trên bản vẽ xây dựng, ký hiệu này được thống nhất chung để tất cả mọi người nhìn vào bản vẽ đều biết tại vị trí đó cần lắp đặt cửa lùa.
Thực tế có nhiều loại cửa lùa khác nhau như cửa lùa một cánh, cửa lùa 2 cánh… mỗi loại có một ký hiệu riêng biệt.
Một số ký hiệu quy ước cửa lùa trong bản vẽ thiết kế
Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm nhiều loại khác nhau, thể hiện nhiều mặt cắt công trình như mặt bằng, mặt cắt ngang, mặt cắt nghiêng, CAD… mang đến hình dung đa chiều về công trình được xây dựng.
Trong đó, bản vẽ mặt bằng từng tầng cho thấy tầng đó có mấy phòng, các loại cửa, lối đi… Bản vẽ mặt tiền cho thấy thiết kế phía trước công trình nhìn ở phía chính diện; tương tự bản vẽ mặt nghiêng cũng vậy.
Trong mỗi bản vẽ đó, tùy từng đặc điểm và góc nhìn mà cửa lùa được ký hiệu khác nhau. Dưới đây là ký hiệu cửa lùa trong bản vẽ mặt bằng và bản vẽ CAD.
Quy ước cửa lùa trong bản vẽ mặt bằng xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia
- Bản vẽ mặt bằng là bản vẽ mặt cắt ngang công trình, thể hiện góc nhìn từ trên xuống, vuông góc với mặt đất, do vậy mỗi tầng sẽ có một bản vẽ mặt bằng riêng. Bản vẽ này thể hiện cách phân chia phòng, vị trí và kích thước các phòng, các cửa, bố trí nội thất cơ bản mỗi phòng…
- Nhìn vào ký hiệu này có thể biết được đó là loại cửa lùa nào, có mấy cánh, kích thước ra sao, vị trí lắp đặt cánh cửa ở ngoài hay trong. Từ đó người xây dựng biết cách chừa vị trí tường trống để lắp đặt cửa, người thợ lắp cửa biết cách lắp cửa đúng hướng.
Ký hiệu cửa lùa trong bản vẽ mặt bằng được thể hiện như hình dưới đây:
Ký hiệu cửa lùa trong bản vẽ CAD
Bản vẽ CAD cửa lùa là bản vẽ chi tiết nhất về thiết kế cửa lùa được thực hiện bởi phần mềm máy tính, nó bao gồm nhiều mặt cắt khác nhau như thẳng đứng, cắt ngang, cắt nghiêng, các cột trụ âm tường, kích thước chi tiết mỗi bộ phận đều thể hiện trong một bản vẽ này. Bản vẽ CAD thường được sử dụng bởi thợ lắp đặt cửa lùa.
Trong bản vẽ CAD, cửa lùa được ký hiệu bằng các nét vẽ đơn giản, phác thảo lại chính xác hình dáng cửa. Bạn có thể tham khảo một bản vẽ CAD cửa lùa dưới đây:
Từ 2 bản vẽ trên có thể thấy, bản vẽ cửa lùa CAD bao gồm mặt cắt ngang, mặt cắt nghiêng, mặt cắt nhìn từ trên xuống cùng kích thước chi tiết các bộ phận.
Một số ký hiệu cửa khác trong bản vẽ thiết kế
Cửa lùa thường được lắp đặt tại cửa ra vào chính ngôi nhà, muốn đọc được bản vẽ thiết kế, bạn cần biết thêm ký hiệu quy ước nhiều loại cửa khác. Tham khảo dưới đây:
Tất cả những ký hiệu cửa trên đều được thể hiện bằng những nét đơn giản cho biết loại cửa, số cánh, hướng mở cánh, kích thước… phục vụ tốt cho mục đích xây dựng.
Cách đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng cơ bản
Mỗi công trình có nhiều bản vẽ mặt bằng xây dựng khác nhau, càng nhiều chi tiết càng phức tạp. Dưới đây hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng đơn giản nhất.
Quy định về nét vẽ
Một công trình xây dựng sẽ có chi tiết lộ ra bên ngoài và chi tiết bị che khuất bên trong tường, những thông tin này được thể hiện rõ ràng trong bản vẽ thiết kế thông qua nét vẽ để người thực hiện thi công hiểu được và làm theo đúng thiết kế.
Đó có thể là nét liền đậm, nét liền nhạt hơn, nét gấp khúc, nét đứt đoạn… như hình dưới đây:
Chưa hết, nếu trên bản vẽ có các chi tiết vẽ chồng lên nhau, phải làm thế nào để phân biệt? Khi đó, các kiến trúc sư sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Nét liền đậm
- Nét đứt đoạn
- Nét chấm gạch mảnh – giới hạn mặt phẳng cắt
- Nét chấm gạch mảnh – đường tâm, trục đối xứng
- Nét liền mảnh.
Quy định về kích thước
- Tất nhiên các kiến trúc sư không thể tạo ra bản vẽ có kích thước tương tự kích thước thật và cũng không cần thiết phải làm vậy, vừa tốn công sức vừa mất thời gian, vậy nên kích thước trong bản vẽ được quy định tỷ lệ nhỏ hơn với tỷ lệ thật 1, 2, 5, 10, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000… lần. Điều này đảm bảo hình vẽ trong bản thiết kế có hình dạng, tỷ lệ các chi tiết giống với thực thế, đảm bảo độ chính xác khi thi công.
- Có nhiều tỷ lệ vẽ khác nhau như 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000, lựa chọn tỷ lệ vẽ nào phụ thuộc vào khổ giấy vẽ và độ phức tạp chi tiết cần vẽ. Tỷ lệ 1:100, 1:200 được sử dụng trong bản vẽ nhà ở, biệt thự, khách sạn… những bản vẽ như bản đồ, quy hoạch đô thị sẽ sử dụng tỷ lệ lớn hơn, lên tới 1:50.000.
- Tỷ lệ từ 1:1000 đến 1:500 thường được sử dụng trong bản vẽ khu phố, quy hoạch phạm vị nhỏ như thôn, xóm thường dùng trong các cuộc khảo sát trắc địa. Tỷ lệ từ 1:250 đến 1:200 thường sử dụng cho bản vẽ các tòa nhà lớn, tỷ lệ từ 1:75 đến 1:25 thường được sử dụng cho các thành phần cụ thể, các công trình nhỏ như hệ thống ống nước, hệ thống điện…
Cách đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng
Trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ mặt bằng giúp người đọc hình dung một cách tổng thể kết cấu, bố cục phân chia và kích thước công trình, có thể nói đây là bản vẽ quan trọng nhất. Các bản vẽ mặt cắt khác giúp người xem hoàn thiện hơn về góc nhìn và đi vào chi tiết hơn.
Để hiểu rõ ràng từng chi tiết thiết kế, khi đọc bản vẽ bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Dãy kích thước ghi sát đường bao của mặt bằng thể hiện kích thước các mảng tường và các lỗ cửa.
- Dãy kích thước tiếp theo thể hiện kích thước khoảng cách giữa các trục tường, trục cột…
- Dãy kích thước ngoài cùng thể hiện kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc và chiều ngang công trình.
Các bước đọc bản vẽ bao gồm:
- Đọc kích thước chiều dài, chiều rộng thông thủy mỗi phòng. Phần diện tích thông thuỷ là phần diện tích không tính các tường, cột trụ và hộp kỹ thuật.
- Đọc kích thước để xác định chiều dài, chiều rộng các phòng, các vách ngăn, tường, hành lang…
- Đọc kích thước mặt cắt các cột, độ dày tường, vách ngăn.
- Đọc kích thước xác định diện tích từng phòng bao gồm vách tường. Ngoài ra bạn có thể hình dung cách bài trí cơ bản trong phòng dựa vào những hình vẽ đồ vật có trong bản thiết kế.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về ký hiệu cửa lùa và cách đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng đơn giản. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thể phân biệt được các loại cửa lùa trong bản vẽ kỹ thuật và đọc hiểu được các bản vẽ kỹ thuật đơn giản.