Hưng Vượng Phát – Uy Tín, Chất lượng sản phẩm dịch vụ lên hàng đầu

Uy tín tạo nên thương hiệu

Uy Tín Tạo Nên Thương Hiệu

Cam kết giá luôn tốt nhất

Cam Kết Giá Luôn Tốt Nhất

Chăm sóc khách hàng

Chăm Sóc Khách Hàng Chu Đáo

Hỗ trợ 24/7

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Sửa chữa bảo dưỡng cổng tự động

Sửa chữa cổng tự động

Ngày nay, cổng tự động đã trở nên quá quen thuộc với các gia đình cũng như các công trình dân dụng như siêu thị, bệnh viện, trung tâm thương mại, cửa hàng… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bất kì vật dụng công nghệ nào cũng sẽ xảy ra những trục trặc, trong đó có cổng tự động. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách hạn chế hư hỏng và cách sửa chữa cổng tự động dễ dàng nhé!

Những nguyên nhân khiến bạn cần sửa chữa cổng tự động

Mọi vấn đề đều có nơi bắt nguồn và việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn hạn chế được những trục trặc không đáng có cũng như biết cách khắc phục. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho chiếc cổng tự động của bạn không thể hoạt động bình thường.

Thợ lắp đặt cổng
Có nhiều nguyên khiến cổng không hoạt động được bình thường

Các vật cản

  • Cấu tạo của cổng tự động có nhiều chỗ hở, mối liên kết như lỗ khóa, hộp đựng bộ điều khiển, bản lề,… Đây là những nơi tối hoặc dễ ẩm ướt, tương đối thuận lợi cho côn trùng, sâu bọ trú ẩn. Chúng có thể gây ra sự tắc nghẽn khiến cổng không thể đóng mở bình thường hoặc thậm chí cắn phá khiến cổng bị hư hỏng nặng.
  • Rêu, nấm mốc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trục trặc của một vài thiết bị trong hệ thống cổng. Bên cạnh đó, các cành cây sà xuống sát cổng hay những ngọn dây leo là những vật cản trong quá trình cánh cổng di chuyển, về lâu dài có thể khiến bộ điều khiển của cổng vì bị nghẽn mà cháy, hỏng và thậm chí có thể khiến cổng bị đổ, ngã.

Nguồn điện

  • Cổng đóng mở tự động không sử dụng lực đẩy từ con người mà chuyển hóa điện năng thành động năng để đóng, mở cổng. Chính vì vậy, cổng tự động không thể hoạt động bình thường nếu nguồn cấp điện của chúng có vấn đề.
  • Cầu chì nổ, đứt hoặc dây điện cháy, không liền mạch là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc gián đoạn dòng điện liên tục và cổng tự động không thể hoạt động chính xác.

Lỗi kỹ thuật

  • Bên cạnh những tác nhân bên ngoài, lỗi kỹ thuật của các bộ phận bên trong hệ thống cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến cổng tự động của bạn gặp trục trặc. Trong quá trình sử dụng, qua nhiều năm, các bánh răng chuyển động của cổng bị mài mòn, trượt lệch, bị vỡ.
  • Hệ thống các công tắc điều khiển động cơ có thể bị gãy, bị nhờn hoặc hỏng hoàn toàn. Hệ thống thoát nước thiết kế không hiệu quả khiến cho các bảng mạch, thiết bị điều khiển, motor bị chập, xảy ra lỗi do ẩm, ngập nước.
  • Trong đó, bộ phận IC và tụ điện cho bảng mạch là những thiết bị dễ xảy ra cháy, hỏng nhất trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, các bánh răng và thanh răng rất dễ bị kẹt, chuyển động không khớp nhau khiến cổng không thể di chuyển chính xác theo lộ trình đã được thiết lập.

Thiết bị điều khiển từ xa

  • Nếu bạn có sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để đóng mở cổng và cổng không hoạt động thì vấn đề có thể không phải từ hệ thống cổng tự động mà bắt nguồn từ thiết bị từ xa của bạn. Có rất nhiều loại thiết bị điều khiển từ xa sử dụng pin để cung cấp năng lượng hoạt động, qua thời gian dài sử dụng pin sẽ yếu dần đi và không thể điều khiển cổng.
  • Dấu hiệu nhận biết tình trạng yếu pin, hết pin là đèn tín hiệu của thiết bị phát sáng yếu ớt hoặc không phát sáng khi bạn thực hiện thao tác điều khiển trên thiết bị. Ngoài ra, việc bị rơi rớt, thấm nước có thể làm hỏng thiết bị điều khiển từ xa của bạn và cổng sẽ không hoạt động khi bạn sử dụng chúng.

Chế độ chuyển đổi

  • Hầu hết các sản phẩm cổng tự động đều tích hợp khả năng chuyển đổi chế độ tự động sang chế độ đóng mở thủ công và ngược lại để đảm bảo có thể sử dụng cổng trong trường hợp mất điện. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chế độ chuyển đổi có thể bị kẹt và cổng bị nghẽn, không thể hoạt động bình thường.
Mô tơ âm sàn
Cần xác định được nguyên nhân trước khi tiến hành sửa chữa

Những lưu ý giúp hạn chế sửa chữa cổng tự động

Trong quá trình sử dụng, sự hư hỏng xảy ra là điều tất yếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế sửa chữa cổng tự động để gia tăng tuổi thọ cũng như tiết kiệm chi phí với những lưu ý vô cùng đơn giản nhưng cũng không kém phần quan trọng dưới đây.

Lưu ý khi lắp đặt để hạn chế sửa chữa cổng tự động

Các tác nhân bên ngoài như thời tiết, nấm mốc, rêu, côn trùng, sâu bọ,… gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động, tuổi thọ của cổng tự động và là điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của những nhân tố này trong quá trình thiết kế, lắp đặt.

  • Các đường ống thoát nước cần được đặt cao hơn mặt cống để nước có thể chảy theo ống xuống cống một cách thuận lợi và nhanh chóng mà không bị nghẹt hay đọng lại gây ngập nước, ẩm mốc ở các bộ phận của cổng.
  • Hộp đựng bảng điều khiển cổng tự động cần được trít keo silicon kín ở các rãnh, khe hở sau khi hoàn tất đấu nối và đậy nắp cẩn thận. Điều này sẽ giúp bảo vệ bảng điều khiển không bị vào nước hoặc trở thành nơi ẩn náu của côn trùng, sâu bọ.
  • Các dây điện, mối nối giữa nguồn điện và mô tơ cổng cần được bao bọc cẩn thận nhằm giảm thiểu tác động từ môi trường gây chập điện, đứt,… Hiện nay, ống gen cứng là một phụ kiện phổ biến dùng để bảo vệ dây điện và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nguồn điện cũng là một yếu tố quan trọng cần tính toán trong lúc thiết kế hệ thống cổng. Một trong những biện pháp hiệu quả cung cấp điện liên tục cho cổng, không gây ra quá tải cho aptomat của hệ thống chung cả công trình cũng như đảm bảo việc hoạt động bình thường cho cổng khi hệ thống điện của công trình xảy ra vấn đề và ngược lại chính là lắp đặt aptomat riêng cho hệ thống cổng tự động của bạn.

Các lỗi kỹ thuật bên trong của cổng cũng có thể giảm thiểu bằng việc lắp đặt chính xác khối lượng cánh cổng tối đa theo catalog nhằm tránh tình trạng hoạt động quá tải xảy ra lỗi và nếu có sử dụng các thiết bị ngoại vi như máy đọc vân tay, khóa điện, máy chấm công,…thì cũng cần được đấu nối chuẩn xác theo tiêu chuẩn đã được quy định bởi nhà sản xuất.

Lưu ý khi sử dụng để hạn chế sửa chữa cổng tự động

Bên cạnh việc tính toán hợp lý khi lắp đặt, việc sử dụng cẩn thận và đúng cách cũng góp phần lớn trong việc hạn chế sửa chữa cổng tự động. Lưu ý quan trọng đầu tiên đó chính là phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

Tần suất bảo trì tốt nhất là 2 năm 1 lần và cần đến sự chuyên nghiệp của các nhân viên kỹ thuật lành nghề, có chuyên môn. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng, nếu chúng ta nghe thấy tiếng động lạ phát ra khi cổng hoạt động thì cần phải dừng lại và báo ngay cho đơn vị sửa chữa kịp thời.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần dọn dẹp thường xuyên đường ray và bánh xe trượt để cửa hoạt động thuận tiện hơn, lau chùi các bộ phận cảm biến an toàn để giữ độ nhạy của chúng và vệ sinh sạch sẽ các mối nối, cánh cổng tránh gây gỉ sét. Không nên đặt, kê các đồ vật lỉnh kỉnh hay cây cảnh xung quanh góc quét của cảm biến an toàn cũng như trên đường di chuyển của cánh cổng.

Khi chúng ta không có nhu cầu sử dụng cổng trong một thời gian tương đối dài thì tốt hơn hết nên tắt nguồn điện để các động cơ được “nghỉ ngơi”, đồng thời tránh các tình huống chập điện không đáng có gây nguy hiểm.

Người đàn ông áo trắng
Lắp đặt đúng cách từ đầu sẽ hạn chế việc sửa chữa cổng

Hướng dẫn cách tự kiểm tra, sửa chữa cổng tự động

Cổng tự đóng mở bị hư hỏng một cách bất ngờ chắc chắn sẽ đem lại nhiều bất tiện cho sinh hoạt và công việc của bạn. Trong tình huống đó, bạn không nên hoang mang, lo lắng mà hãy làm theo các bước sau để khắc phục nhanh nhất vấn đề của cổng tự động:

  • Bước 1: Kiểm tra xem cổng có đang bị mắc kẹt hay không. Nếu có phát hiện bất kì vật cản nào thì ngay lập tức di chuyển chúng sang vị trí khác để cổng có thể tiếp tục hoạt động, tránh để quá lâu gây cháy động cơ.
  • Bước 2: Nếu cổng không bị mắc kẹt mà không hoạt động thì kiểm tra xem thiết bị điều khiển từ xa của bạn còn pin hay không, có bị nứt vỡ hay hư hỏng gì không và nếu có thì hãy thay đổi cách khác để điều khiển cổng, sửa chữa hoặc thay mới thiết bị của mình. 
  • Bước 3: Nếu thiết bị điều khiển của bạn vẫn hoạt động tốt thì vấn đề có thể đến từ nguồn cung cấp điện. Hãy kiểm tra dây dẫn điện có bị đứt, hở không, aptomat có được bật lên hoặc đã được ghim đúng cách hay chưa. Song song với đó, cần kiểm tra xem nguồn điện nhà bạn có bị cúp hay không. Từ đó, chúng ta sẽ có được các biện pháp khắc phục nguồn điện phù hợp.
  • Bước 4: Trong tình huống nguồn điện vẫn bình thường, bạn cần xem xét và tìm ra bộ phận cơ khí nào của cổng đã bị mòn, hỏng bằng cách chuyển đổi sang chế độ mở đóng thủ công và dùng tay đẩy thử các cánh cổng để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Những bộ phận dễ hỏng bạn cần lưu ý kiểm tra trong trường hợp này là các tấm bản lề, cốt, bánh xe, đường ray… Nếu các bộ phận này gặp trục trặc, bạn cần thay mới chúng bằng cách tự mua ở các cửa hàng rồi lắp đặt nếu bạn có chút kiến thức về cơ khí, nhưng tốt hơn hết là bạn cần liên hệ với các nhân viên có chuyên môn để đảm bảo chất lượng.
  • Bước 5: Cuối cùng, trong trường hợp tất cả các bước kiểm tra trên đều không có phát hiện trục trặc gì thì chiếc cổng của bạn có khả năng đã gặp vấn đề ở các bộ phận kỹ thuật như bảng mạch điều khiển, cảm biến an toàn,… Những thiết bị này chỉ có thể được sửa chữa bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa cổng tự động.

Các dịch vụ sửa chữa cổng tự động tại Hưng Vượng Phát mới nhất năm 2021

Hưng Vượng Phát là đơn vị cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho cổng tự động trong tất cả công trình dân dụng như biệt thự, nhà ống, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng đại diện, công ty, xí nghiệp, cửa hàng kinh doanh,… Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa cổng tự động của chúng tôi có thể cung cấp cho hầu hết các thương hiệu cổng tự động đang có mặt trên thị trường hiện nay:

  • Bảo trì và sửa chữa cho các sản phẩm cổng tự động xuất xứ từ Ý với các thương hiệu hàng đầu về chất lượng như DITEC, ROGER, NICE, CAME, GBD, BFT, FAAC, V2, TAU,…
  • Bảo dưỡng và sửa chữa cho các loại cổng “best – seller” của Đức như HOLUX, KOS, BLASI, SIEMENS, DEUTSCHTEC SLH,…
  • Sửa chữa và bảo trì các dòng cổng tự động đang được ưa chuộng vượt trội trên thị trường có xuất xứ từ Đài Loan như YH, TMT, BAISHENG, FORESEE,…
  • Sửa chữa và bảo dưỡng các loại cổng mang thương hiệu lớn của Malaysia đang được tin dùng như LETRON, E8. E3000, E4000, GFORCE DC 10000,…
  • Sửa chữa cho từng bộ phận riêng lẻ theo yêu cầu như mô tơ, bảng điều khiển, cánh cổng, thay pin thiết bị điều khiển cổng tự động,…

Quý khách hàng thân mến! Hưng Vượng Phát tự hào là một đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa cổng tự động số 1 tại Hà Nội và khu vực miền Bắc, đồng thời đem lại sự tư vấn tận tình và chu đáo. Phạm vi hoạt động của chúng tôi trải dài ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc.

Cung cấp dịch vụ sửa chữa cho khu vực duyên hải Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc. Cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh và các trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc còn lại là các thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

Với tất cả những thông tin cụ thể về cách sửa chữa cổng tự động đơn giản, hiệu quả trên đây, mong rằng quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn và duy trì tuổi thọ cho những chiếc cổng của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi khi gặp vấn đề để được tư vấn cụ thể và tận tình.

Đăng ký nhận báo giá