Hưng Vượng Phát – Uy Tín, Chất lượng sản phẩm dịch vụ lên hàng đầu

Uy tín tạo nên thương hiệu

Uy Tín Tạo Nên Thương Hiệu

Cam kết giá luôn tốt nhất

Cam Kết Giá Luôn Tốt Nhất

Chăm sóc khách hàng

Chăm Sóc Khách Hàng Chu Đáo

Hỗ trợ 24/7

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Inox 304 là gì và những ứng dụng tuyệt vời trong đời sống

Inox 304 là gì
Inox 304 là loại inox được sử dụng phổ biến nhất vì nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi bất hơn các loại inox khác, sự khác biệt này do tỷ lệ các nguyên tố cấu thành khác nhau. Cùng tìm hiểu inox 304 là gì trong bài viết này nhé!

Inox 304 là gì? Inox 304 có mấy loại?

Inox hay thép không gỉ nói chung là một hợp kim thép có hàm lượng Crom tối thiểu 10,5%, hàm lượng Cacbon tối đa 1,2%, ngoài ra còn chứa mangan và nito. Trong đó, thành phần Crom và Niken đại diện cho tính chống ăn mòn (tính không gỉ), thành phần Mangan đại diện cho độ cứng, thành phần Cacbon đại diện cho khả năng chịu nhiệt của inox. Inox 304 là loại inox có tỷ lệ thành phần kim loại như sau: Crom từ 18 – 20%, Niken từ 8 – 10,5%, Manga tối đa 2%, Silic tối đa 1%, Cacbon tối đa 0,08%, Photpho tối đa 0,045% và Lưu huỳnh tối đa 0,030%. Inox 304 có khối lượng riêng 7930kg/m3 hoặc 7,93g/cm3 là loại inox được sử dụng phổ biến nhất. Inox 304 có 2 loại: 
  • Inox 304L: Là loại inox 304 có hàm lượng Cacbon nhỏ hơn 0,03% và lượng Niken lớn. Do vậy nó có độ cứng và tính chống ăn mòn tốt hơn, được sử dụng trong các mối hàn.
  • Inox 304H: Là loại inox 304 có hàm lượng Cacbon cao tới 0,08% nên mềm dẻo hơn, dễ dát mỏng, dễ gia công, được sử dụng chế tạo đồ gia dụng.
Thanh inox 304
Thanh inox 304

Ưu và nhược điểm của inox 304

Inox 304 nổi bật với khả năng chống ăn mòn tốt, chịu nhiệt tốt, dễ gia công, dễ dát mỏng. Cụ thể như sau: Inox 304 có đặc tính chống ăn mòn
  • Giống như tất cả các loại inox, khả năng chống ăn mòn, chống han gỉ của inox 304 vô cùng nổi bật. Nó ít phản ứng với các loại axit và hóa chất khác nhau. Do vậy nó được ứng dụng nhiều để chế tạo các đồ vật sử dụng trong môi trường axit (bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh…), công nghiệp chế biến thực phẩm, nhuộm vải dệt…
  • Do tỉ lệ thành phần Cacbon cao hơn nhiều loại inox khác nên inox 304 có khả năng chống oxy hóa tốt ở nhiệt độ cao lên tới 1010 độ C – 1120 độ C. Để tăng khả năng chống oxy của nó, trong quá trình sản xuất sẽ thực hiện nung nóng đến nhiệt độ 1010 độ C – 1120 độ C sau đó làm lạnh đột ngột. 
Inox 304 có khả năng chịu nhiệt tốt
  • Inox 304 có thể chịu mức nhiệt từ 425 độ C tới 925 độ C mà không bị biến đổi về mặt vật lý hay hóa học, hàm lượng Cacbon càng lớn khả năng chịu nhiệt càng lớn. Theo đó, inox 304L với hàm lượng Cacbon nhỏ hơn 0,03% chịu mức nhiệt tối đa 435 độ C, hàm lượng Cacbon tăng lên 0,04% mức nhiệt sẽ tăng lên 550 độ C.
Inox 304 dễ dát mỏng, dễ gia công
  • Do chứa thành phần Mangan thấp nên inox 304 có thể dát mỏng, uốn dẻo, gia công dễ dàng, ngay cả khi không cần gia nhiệt. Chính vì vậy nó chiếm ưu thế vô cùng lớn trong các ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất đồ gia dụng như xoong nồi, chảo; linh kiện ô tô, xe máy, xe đạp…

Ứng dụng của inox 304 là gì?

Vật dụng bằng inox
Vật dụng gia đình bằng inox
Vì ưu điểm chống ăn mòn, chống oxy hóa, dễ dát mỏng, dễ gia công mà nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo.
  • Sản xuất đồ gia dụng: Dễ nhận thấy inox được sử dụng nhiều để chế tạo xoong, nồi, bát, đũa, rổ giá… cùng nhiều đồ dùng nhà bếp khác. 
  • Nội thất: Inox 304 được sử dụng làm đồ trang trí nội thất, chế tạo các loại cửa tự động, cửa xếp, cửa kéo…
  • Thiết bị y tế: Các dụng cụ y tế như xe đẩy dụng cụ, giường bệnh, chén inox y tế, thiết bị lọc bụi… được chế tạo từ inox.
  • Công nghiệp chế tạo: Các chi tiết máy như ống dẫn nước, băng chuyền sản xuất, chi tiết máy, cổng xếp inox,… đòi hỏi chống gỉ, chống ăn mòn phần lớn sử dụng inox 304.

So sánh inox 304 và inox 201, loại nào tốt hơn?

Do inox 304 và inox 201 đều là inox nên chúng có các tính chất tương tự nhau. Tuy nhiên, do thành phần hàm lượng các kim loại khác nhau nên mức độ thể hiện khác nhau. Bảng so sánh thành phần nguyên tố trong inox 201 và inox 304 (tỷ lệ % tối đa):
Nguyên tố Inox 304 Inox 201
Cacbon (C) 0,08 0,15
Mangan (Mn) 2 5,5 – 7,5
Photpho (P) 0,045 0,06
Lưu huỳnh (S) 0,03 0,03
Silic (Si) 1
Crom (Cr) 18 – 20 16 – 18
Niken (Niken) 8 – 10,5 0,5
Dựa vào bảng trên có thể so sánh tính chất inox 304 và inox 201 như sau:
  • Khả năng chống ăn mòn: Hàm lượng Niken và Crom trong inox 304 lớn hơn trong inox 201 nên khả năng chống ăn mòn của inox 304 tốt hơn. 
  • Khả năng chống rỗ bề mặt: Yếu tố này phụ thuộc và Crom (khả năng chống ăn mòn) và Lưu huỳnh (giảm khả năng chống ăn mòn). Thành phần Crom trong inox 304 nhiều hơn nên nó chống ăn mòn tốt hơn và khả năng chống rỗ bề mặt tốt hơn.
  • Khả năng dát mỏng: Inox 304 dễ dát mỏng và tạo hình hơn so với inox 201 do inox 201 có thành phần Mangan nhiều hơn, độ cứng cao hơn inox 304.
Cổng xếp inox
Cổng xếp chạy điện tự động bằng inox

Cách phân biệt inox 304 và inox 201

Muốn phân biệt inox 304 và inox 201 bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
  • Sử dụng axit HCl hoặc H2SO4 hoặc thuốc thử chuyển dụng. Đổ dung dịch lên inox 304 gần như không có phản ứng, đổ lên inox 201 sẽ thấy sủi bọt nhẹ và có màu đỏ gạch.
  • Sử dụng nam châm: Inox 304 không có phản ứng từ tính còn inox 201 thì có. Bạn có thể sử dụng cách này để thử nhanh tại cửa hàng khi mua.
  • Phân biệt bằng việc cắt (thường dùng trong công nghiệp): Khi cắt inox 304 sẽ có ít tia lửa bắn ra và tia này có màu vàng nhạt. Cắt inox 201 sẽ có nhiều tia lửa bắn ra và có màu vàng đậm.
Trên đây là nội dung giải thích inox 304 là gì cùng các tính chất và ứng dụng của nó. Hy vọng thông tin này giúp bạn hiểu hơn về inox 304 và có thể phân biệt nó, tránh mua nhầm inox 201. Nếu bạn đọc có nhu cầu lắp đặt và sử dụng cổng xếp inox đừng quên Hưng Vượng Phát là đơn vị phân phối, thi công hàng đầu tại Hà Nội và miền Bắc. Cần tư vấn thêm hãy liên hệ: Banner Hotline

Đăng ký nhận báo giá