Muốn đóng mở cửa cuốn từ xa, bạn có thể lựa chọn bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định hoặc bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy. Mỗi bộ điều khiển cửa cuốn tự động có ưu và nhược điểm riêng, nên chọn sử dụng loại nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Danh mục
- Bộ điều khiển cửa cuốn tự động là gì?
- Cấu tạo bộ điều khiển cửa cuốn tự động gồm những gì?
- Bộ điều khiển cửa cuốn tự động hoạt động như thế nào?
- Bộ điều khiển cửa cuốn tự động gồm những loại nào?
- Nên lựa chọn bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định hay mã nhảy?
- Sử dụng bộ điều khiển cửa cuốn tự động như thế nào?
- Cách lắp đặt bộ điều khiển cửa cuốn tự động
- Lưu ý khi sử dụng bộ điều khiển cửa cuốn tự động
- Báo giá bộ điều khiển cửa cuốn tự động mới nhất 2021
Bộ điều khiển cửa cuốn tự động là gì?
Bộ remote điều khiển từ xa của cửa cuốn tự động hay Remote Control of Electric Rolling Door Motor là thiết bị giúp người dùng đóng mở mạch điện động cơ cửa cuốn từ xa bằng công nghệ sóng vô tuyến (radio) mà không phải can thiệp vào công tắc lắp đặt trên cửa. Nhờ thiết bị này, người dùng không phải chạy đi chạy lại để đóng mở cửa cuốn, chỉ cần bấm nút cửa sẽ được đóng mở nhanh chóng.
Thiết bị này được liên kết trực tiếp với động cơ cửa cuốn nên khi nhận được tín hiệu do người dùng bấm nút từ remote, động cơ sẽ hoạt động để đóng hoặc mở cửa cuốn theo lệnh điều khiển này. Không chỉ vậy, qua bộ điều khiển này, người dùng có thể điều khiển khóa cửa cuốn từ xa vô cùng tiện lợi.
Cấu tạo bộ điều khiển cửa cuốn tự động gồm những gì?
Cấu tạo bộ điều khiển cửa cuốn đơn giản gồm 3 bộ phận như sau:
- 1 hộp điều khiển cửa cuốn: Nó có kích thước giống như thiết bị thu phát wifi (modem wifi), có khả năng thu phát sóng vô tuyến truyền từ remote điều khiển. Hộp điều khiển gồm 6 dây như sau: 2 dây đen cấp nguồn điện vào hộp điều khiển 220V, 1 dây xanh cấp điện lửa cho động cơ cửa, 3 dây vàng, đỏ, trắng là 3 dây điều khiển rơ le lên, xuống và dừng cửa cuốn.
- 2 remote điều khiển: Nó giống như chìa khóa ô tô từ xa vậy, cho phép người dùng điều khiển hoạt động cửa cuốn từ xa chỉ bằng việc bấm nút trên remote này.
Bộ điều khiển cửa cuốn tự động hoạt động như thế nào?
Bộ điều khiển cửa cuốn hoạt động tương tự như các thiết bị remote điều khiển từ xa khác. Theo đó, bộ thu phát sóng vô tuyến và remote điều khiển có thể liên hệ với nhau thông qua sóng vô tuyến cùng tần số.
Mỗi lệnh điều khiển được phân biệt bởi các mức tần số sóng vô tuyến khác nhau. Khi người dùng bấm nút điều khiển, bộ thu phát sóng nhận được tín hiệu và truyền đến động cơ cửa cuốn, động cơ cửa cuốn sẽ thực hiện đóng, mở hay khóa cửa cuốn theo tín hiệu nhận được.
Bộ điều khiển cửa cuốn tự động gồm những loại nào?
Bộ điều khiển cửa cuốn từ xa gồm 2 loại, sử dụng công nghệ khác nhau, một loại sử dụng mã cố định, một loại sử dụng mã số nhảy. Cả 2 loại điều khiển này đều đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
1 – Bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định
- Bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định hay mã số gạt là thiết bị điều khiển sử dụng mã số sóng cố định, không thể thay đổi được gắn cố định trên cửa cuốn. Mã số sóng là mã số được cài đặt cho tần số sóng sử dụng “giao tiếp” giữa cửa tự động và remote điều khiển.
- Mỗi cửa cuốn chỉ có một mã số duy nhất và không thay đổi, dãy mã số được in ngay trên hộp nhận tín hiệu, chỉ cần mở nắp điều khiển là thấy nên dễ bị sao chép. Do vậy, người dùng nên bảo mật mã số này, không nên đưa điều khiển cho người lạ, người không tin tưởng, nếu mã số bị sao chép họ sẽ mở cửa nhà bạn vô cùng dễ dàng mà bạn không hề hay biết.
- Bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định được nhiều người lựa chọn sử dụng vì thao tác đơn giản, tín hiệu ổn định và mức giá bình dân. Bạn có thể tìm mua dễ dàng trên thị trường, có nhiều thương hiệu cung cấp sản phẩm này.
2 – Bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy
- Bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy (Rolling Code) ra đời sau loại mã cố định, được sử dụng với các loại cửa cuốn thế hệ mới. Với thiết bị này, người dùng có thể cài đặt thay đổi mã số sóng dễ dàng, mang lại hiệu quả bảo mật cao.
- Mỗi lần cài đặt lại mã số sóng sẽ tự động được thay đổi nên rất khó sao chép, tránh kẻ gian có mưu đồ đánh cắp mã số mở cửa. Chính vì vậy, bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định ngày càng được mọi người lựa chọn nhiều hơn vì nó giúp mọi người an tâm hơn về ngôi nhà mình.
Nên lựa chọn bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định hay mã nhảy?
Theo thông tin về mỗi loại điều khiển cửa cuốn tự động ở trên, mọi người nên lựa chọn bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy vì nó khó bị sao chép, bảo đảm an toàn hơn cho cửa cuốn nhà bạn. Nếu bạn đang sử dụng các loại cửa cuốn thế hệ mới, hãy đầu tư thêm bộ điều khiển mã nhảy sẽ an tâm hơn.
Tuy nhiên, mức giá bán bộ điều khiển mã nhảy khá cao, khoảng trên 1 triệu đồng. Do vậy, nếu muốn tiết kiệm chi phí hãy chọn bộ điều khiển cửa cuốn mã cố định, chỉ vài trăm ngàn đồng mà thôi, với thiết bị này bạn nên cẩn trọng tránh để bị sao chép mã số mở sóng điều khiển.
Sử dụng bộ điều khiển cửa cuốn tự động như thế nào?
Nếu bạn muốn tự cài đặt điều khiển hay muốn mua thêm tay điều khiển mới, hãy tham khảo cách cài đặt dưới đây:
1- Cài đặt bộ điều khiển cửa cuốn mã gạt (cố định)
- Bước 1: Tháo nắp remote điều khiển cả cũ và mới bằng tua vít (trên nắp có 2 vị trí ốc vít). Mở nắp ra bạn sẽ thấy một bảng điều khiển phức tạp, phía dưới là một hàng dãy số và cần gạt số tương ứng trên cùng là vị trí +, ở giữa là 0, dưới là -.
- Bước 2: Thực hiện gạt các cần gạt số ở remote điều khiển mới cùng mã số với remote điều khiển cũ. Sau đó đóng nắp lại là hoàn thành, bạn có thể sử dụng remote điều khiển mới để mở cửa cuốn.
2 – Cài đặt bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy
Bạn chỉ có thể cài đặt bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy mới khi nó cùng chủng loại với bộ điều khiển cửa cuốn cũ. Tên bộ điều khiển được in ngay trên vỏ của nó.
Với bộ điều khiển hiệu Austdoor, các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Mở nắp hộp điều khiển cửa cuốn tự động bạn sẽ thấy một nút nhỏ màu nâu, bên dưới in chữ “PROGRAM”. Đây chính là nút cài đặt hệ thống.
- Bước 2: Nhấn nút cài đặt hệ thống này, khi thấy đèn báo sáng thì bỏ tay ra ngay, không giữ quá 3 giây. Tiếp theo nhấn nút “hình vuông” trên remote điều khiển (loại 4 nút), nhấn nút “hình tròn” trên remote điều khiển (loại 3 nút).
- Bước 3: Thử dùng remote mới mở cửa cuốn, nếu cửa cuốn hoạt động thì đóng nắp hộp điều khiển lại là hoàn thành cài đặt.
Với bộ điều khiển hiệu Bossdoor và YS189, có 2 cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Mở nắp hộp điều khiển, nhấn nút cài đặt khoảng 3 giây cho đến khi nghe thấy 3 tiếng bíp thì chuyển ngay bấm nút “hình tròn” trên remote điều khiển. Nút cài đặt trong hộp điều khiển là nút hình tròn màu đen nhỏ ở phía góc ngoài cùng.
- Cách 2: Mang 2 remote điều khiển cả mới và cũ đến vị trí cách cửa cuốn không quá 10m. Thực hiện bấm giữ nút lên và nút khóa ở remote cũ, sau khi nghe thấy tiếng bíp thì chuyển sang bấm nút “hình tròn” trên remote mới là được.
Với bộ điều khiển hiệu CHF9, CHS89, V6, Alibaba, HS, HD09, thực hiện cài đặt như sau:
- Cách 1: Mở nắp hộp điều khiển, bấm giữ nút cài đặt (nút nhỏ màu đen ở phía ngoài cùng) cho đến khi nghe thấy 3 tiếng bíp. Ngay sau đó chuyển sang remote mới bấm đồng thời 2 nút lên và khóa là được.
- Cách 2: Mang 2 remote điều khiển cả mới và cũ đến vị trí cách cửa cuốn không quá 10m. Thực hiện bấm giữ nút lên và khóa ở remote cũ, sau khi nghe thấy tiếng bíp thì chuyển sang bấm nút lên và khóa trên remote mới là được.
Với bộ điều khiển hiệu YH1B2, YH1A1, YH1A2, cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Mở nắp hộp điều khiển, bấm giữ nút cài đặt (nút nhỏ màu đen ở phía ngoài cùng) cho đến khi nghe thấy 3 tiếng bíp. Ngay sau đó chuyển sang remote mới bấm đồng thời 2 nút xuống và khóa 1 lần là được.
- Cách 2: Mang 2 remote điều khiển cả mới và cũ đến vị trí cách cửa cuốn không quá 10m. Thực hiện bấm giữ nút xuống và khóa ở remote cũ, sau khi nghe thấy tiếng bíp thì chuyển sang bấm nút xuống và khóa trên remote mới là được.
Cách lắp đặt bộ điều khiển cửa cuốn tự động
Các bước lắp đặt bộ điều khiển cửa cuốn tự động như sau:
- Bước 1: Treo hộp điều khiển lên tường cạnh cửa cuốn bằng giá treo chuyên dụng đi kèm trong bộ sản phẩm.
- Bước 2: Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho bộ lưu điện cửa cuốn.
- Bước 3: Kết nối bộ lưu điện với nguồn điện 220V.
- Bước 4: Cắm dây điện nguồn cung cấp cho motor cửa cuốn vào bộ lưu điện.
- Bước 5: Bật công tắc trên hộp điều khiển, nếu có điện, đèn báo trên hộp sẽ sáng xanh.
Khi lắp đặt bộ điều khiển cửa cuốn, cần chú ý một số điều sau đây:
- Vị trí gắn hộp điều khiển tốt nhất trên cao, thoáng mát, không ẩm ướt, không bị chiếu nắng trực tiếp, không tiếp xúc với bụi bẩn.
- Treo hộp điều khiển chắc chắn trên giá, tránh rơi vỡ. Nếu không thể treo, hãy đặt trên giá đỡ kê cao hơn so với mặt sàn.
Lưu ý khi sử dụng bộ điều khiển cửa cuốn tự động
Khi mới lắp đặt cửa cuốn, việc cài đặt bộ điều khiển sẽ được thợ lắp đặt đảm nhận, bạn không cần lo lắng việc này. Muốn sử dụng hiệu quả, tín hiệu tốt, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Muốn chất lượng bắt sóng tốt nhất, hãy để dây ăng ten trên hộp điều khiển và ở dạng xoắn, hướng chếch ra phía ngoài.
- Vị trí đặt ăng ten ở nơi thông thoáng, rộng rãi, hạn chế các độ vật khác vây kín xung quanh, ảnh hưởng đến tín hiệu sóng.
- Kiểm tra pin điều khiển thường xuyên, tránh tình trạng hết pin không mở được cửa cuốn.
- Trước khi đi ngủ hãy bấm nút khóa điều khiển, tránh mã số sóng bị sao chép.
- Không để điều khiển gần người khi đi ngủ. Sóng điều khiển gây hại đến sức khỏe.
- Kiểm tra pin thường xuyên, nếu phát hiện tín hiệu không đều nghĩa là nó sắp hết pin. Để pin đã hết trong remote lâu dài sẽ làm hỏng remote đó.
- Nếu muốn sao chép thêm remote mới hoặc bị mất cần mua mới, hãy sử dụng remote cùng loại.
>> Xem thêm: Nguyên nhân cửa cuốn tự động chạy lên là gì?
Báo giá bộ điều khiển cửa cuốn tự động mới nhất 2021
Nếu bạn quan tâm đến giá bộ điều khiển cửa cuốn tự động, hãy cân nhắc mức giá tham khảo dưới đây:
- Bộ Remote cửa cuốn HG – 433: 840.000đ
- Bộ điều khiển cửa cuốn KTN: 840.000đ
- Bộ remote cửa cuốn CH Trung Quốc: 930.000đ
- Bộ remote cửa cuốn JG 303: 950.000đ
- Bộ remote cửa cuốn HOULE: 950.000đ
- Bộ Remote cửa cuốn JG 208: 1.050.000đ
- Bộ remote cửa cuốn CH xanh (TQ): 1.100.000đ
- Bộ remote cửa cuốn YH 121: 1.220.000đ
- Bộ remote ENGINES ống: 1.260.000đ
- Bộ remote cửa cuốn YS 189: 1.370.000đ
- Bộ điều khiển cửa cuốn YS168 Đài Loan: 1,400,000đ
- Bộ remote CH Xanh Đài Loan: 1.450.000đ
- Bộ remote cửa cuốn YS 168 ( Đài loan): 1.580.000đ
- Bộ điều khiển cửa cuốn tấm liền (cửa cuốn Úc) MASTER: 2.470.000đ
- Bộ điều khiển cửa cuốn tấm liền (Đài loan): 2.990.000đ
- Bộ Remote cửa cuốn DC ENGINESS: 3.310.000đ.
>> Xem thêm: Giá cửa cuốn tự động
Trên đây là những thông tin và cách sử dụng về sản phẩm bộ điều khiển cửa cuốn tự động. Điều khiển của cửa cuốn có thể được thay thế nếu hỏng.